Category Archives: Cùng đọc và suy ngẫm

Khi nào thì buông tay

Tiêu chuẩn

Câu chuyện 1:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

– Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

Câu chuyện 2:

Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:

-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.

Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.

Lúc này nhà sư từ tốn nói:

– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình!

(Sưu tầm)

Mong ước sẽ đến (sưu tầm)

Tiêu chuẩn

Ngày ấy có một cậu học trò hăm hở muốn có được trí tuệ và sự sáng suốt. Cậu ta tìm đến Socrates, người thông thái nhất thành Athen để xin chỉ dẫn. Ngưỡng mộ Socrates là một người già dặn và uyên bác, cậu học trò cũng muốn biết làm cách nào ông đạt được sự tinh thông như thế.

Vốn ít lời, Socrates quyết định không nói mà dùng hành động để minh họa. Ông đưa cậu học trò đến bãi biển rồi đi thẳng xuống nước với bộ áo quần còn nguyên trên người. Socrates vẫn thích làm những chuyện kỳ quặc như vậy, nhất là những khi ông muốn làm sáng tỏ một điều gì đó. Cậu học trò thận trọng bước theo Socrates đến khi nước biển lên đến cằm hai người.

Đột nhiên Socrates đến nắm lấy hai vai cậu bé, nhìn thật sâu vào mắt cậu rồi dùng hết sức nhấn đầu cậu bé xuống nước. Cậu bé vùng vẫy dữ dội và khi chỉ còn một khắc nữa thôi tính mạng cậu bé sẽ nguy kịch, Socrates mới chịu buông tay.

Sau khi cố hết sức ngoi nhanh khỏi mặt nước, hớp vội lấy không khí và sặc sụa vì nước biển, cậu bé tức tối nhìn quanh tìm Socrates, không ngờ lại thấy ông đang kiên nhẫn chờ sẵn trên bờ. Lên đến bãi cát, cậu bé giận dữ gào lên: “Tại sao ông muốn dìm chết tôi?”

Socrates chậm rãi đáp lại bằng một câu hỏi: “Này cậu bé, thế trong lúc cậu suýt chết ngạt dưới biển, cậu đã mong muốn điều gì hơn bất kỳ mọi thứ trên thế gian này?”

Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi trả lời theo trực giác: “Tôi muốn thở”.

Ngay lúc bấy giờ gương mặt Socrates bừng sáng với một nụ cười rạng rỡ. Ông trìu mến nhìn cậu bé rồi ôn tồn nói: “Thế đấy, khi con muốn có được trí tuệ và sự sáng suốt, mãnh liệt như khi con muốn được thở dưới mặt biển ban nãy, con sẽ có được chúng.”

Cây táo và những hạt giống bình an (sưu tầm)

Tiêu chuẩn

Chuyện xưa truyền lại, thời Thánh Mohamed trị vì, tại một xứ Hồi giáo nọ, có người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ bởi tội ăn cắp thực phẩm của một ông quan lớn ở trong làng.

Như lệ thường của luật pháp, trước khi bị treo cổ, phạm nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn thỉnh cầu với nhà vua một nguyện vọng như sau:

“Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế”.

Nhà vua truyền lệnh cho bộ hạ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói:

“Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp mới trồng được hạt giống táo này. Vì đã từng ăn trộm, nên tôi không thể trồng được nó. Vậy muốn có nó, xin mời một người khả kính trong quý vị hãy lại đây”.

Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm việc gieo trồng ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa:

“Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác… Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này”.

Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc…

Thế rồi, nhìn quanh, không còn tìm được người nào khả tín để có thể thực hiện được bí quyết trồng cây táo ấy, nhà vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng vua cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha…

Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên: “Các ngài là những vị quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì, muốn ăn gan trời cũng có. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã có ít nhất một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thực phẩm của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ !”.

Nghe vậy, nhà vua và cả triều thần ai cũng chạnh lòng, tự thấy xốn xang ray rứt trong lương tâm. Cuối cùng, vua ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm…

Câu chuyện đó lưu truyền lại cho hậu thế . Về sau, hạt giống đó được đặt tên là HẠT GIỐNG BÌNH AN.
***************************
Lời bình:

Hạt giống bình an đó chỉ có thể nảy mầm thành cây và mang lại hoa trái là nếu mỗi người ai cũng dọn sẵn đất đai cho nó. Ðất đai thuận tiện để cho hạt giống của Bình An ấy được nảy mầm, chính là lòng sám hối thực sự.

Sám hối nghĩa là biết chấp nhận chính bản thân và sẵn sàng cảm thông, tha thứ cho người khác.

Có nhận ra những yếu đuối bất toàn của mình, con người mới dễ dàng cảm thông, thấu hiểu và lượng thứ cho người lầm lỗi. Và, nếu hành xử như vậy, ta mới tạo cho mình (và cho người khác) có được sự thanh thản, sự bình tâm.

Thánh hiền đã nói : Tâm bình thì thế giới bình, tâm bất an thì người điên loạn…

Câu chuyện về chiếc bánh bị cháy

Tiêu chuẩn

Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cho nướng xong mẻ bánh quy trong lò!

Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy! Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bắt đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười hạnh phúc!

Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!
Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh?

Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!

Hãy sống bao dung hơn các bạn nhé!

Cảm ơn mẹ

Tiêu chuẩn

Mẹ! Một tiếng gọi thiêng liêng đối với mỗi chúng ta, những người đã được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ.

Kte Douglas Wiggin đã nói rằng: “Trên đời này hầu hết những gì là đẹp đều hiện ra như hai, như ba, như hàng tá hay hàng trăm thứ. Nhiều như thể những bông hồng, những buổi hoàng hôn, những cầu vồng, những anh chị, những chú bác cô dì và anh em họ, nhưng trên cả thế giới, ta luôn luôn chỉ có một người mẹ”. Read the rest of this entry

Cuộc sống luôn có hai đáp án!

Tiêu chuẩn

Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, ví dụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Read the rest of this entry

Chữ TÂM

Tiêu chuẩn

Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người :
– Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
– Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
– Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
– Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
– Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá…

Cho nên, ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn :
– Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
– Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
– Đặt trên chân để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
– Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
– Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
– Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.

Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.

(Sưu tầm)

Thư gửi con (sưu tầm)

Tiêu chuẩn

“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi… Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc… Xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé. Read the rest of this entry

Ly nước này nặng bao nhiêu?

Tiêu chuẩn

Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:

– Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?

– Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.

– Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. “Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên.” Thỉnh thoảng chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống, nghỉ ngơi lấy sức để còn tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo. Khi bạn trở về nhà, hãy quẳng lo âu về công việc ngoài cửa. Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang.

Còn bây giờ: Giải trí và thư giãn!

(Sưu tầm)